Truyền thuyết các Hồ ở Măng Đen
Theo truyền thuyết 7 hồ.
Tóm tắt: Khi các thần dân
bị phạt trời đánh xuống đất 7 cột khói và 3 tia lửa và luồng khói tạo thành 7
hồ; 3 tia lửa thành 3 thác(Pa sỹ, Đăk ke, Đăk Pne):
v
Thác
Pa sỹ: tên gốc là Pau Suh là tiếng của người dân tộc bản địa, thác được hình
thành từ 3 ngọn suối lớn nhất trên đất Măng Đen gộp lại và đổ xuống thành dòng
thác (Pau Suh: 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng). Sau ngày được người kinh
đọc chệch đi là Pa Sỹ.
v
Thác
Đăk ke, Hồ Đăk ke (Đăk Keh): Nằm trên dòng suối ĐăkrLô. Theo truyền thuyết dòng
suối chảy xuống thành thác là khu vực hay có dê núi, dê rừng tới uống nước nên
được người địa phương gọi là Kơi Keh (Kơi: suối; Keh: dê núi, dê rừng). Sau
ngày thác nước được người kinh gọi là thác Đăk Ke (ghép từ chữ ĐăkrLô và Kơi
Keh; Đăk: nghĩa là “nước”; Keh nghĩa là “dê núi, dê rừng”)
v
Thác
Đăk Pne: Suối Đăk Long chảy ngược dòng nhập vào ngã 3 sông Đăk Pne, vì thế
người dân thường gọi là thác Đăk Pne. Đây là nguồn sông từ đỉnh núi cao nhất
nhập về sông Đăk Bla -> sông Sê San -> Sông Mê Kông và chảy về Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
v
Hồ
Toong Ly lung: diện tích khoảng 2 ha nằm giữa hồ Toong Đam và Phòng Giáo Dục
huyện (nay là Khu hợp tác xã Thanh niên).
v
Hồ
Toong Ziu, diện tích 1ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 472, cách công
ty đầu tư phát triển 1km về hướng Đông bắc.
v
Hồ Toong Pô, rồng khoảng 0,5 ha nằm trong khu
vực tiểu khu rừng thông 451, giữa thung lũng đồn A và đồi Đức Mẹ.
v
Hồ Toong Zơ Ri, diện tích khoảng 1ha nằm trong
khu vực tiểu khu rừng thông 472 nằm phía Đông trường dân tộc nội trú huyện.
v
Hồ
Toong Săng, diện tích khoảng 1,5ha nằm trong khu vực tiểu khu rừng thông 472
phía Bắc giáp Công An huyện, phía Tây giáp nhà bia tưởng niệm.
v
Hồ Toong Đam, diện tích khoảng 2,5ha nằm giữa
công ty tTNHH 1 thành viên Nông Lâm công nghiệp và đồn B.
v
Hồ Toong Rơ Poong: diện tích khoảng 3ha nằm
giữa Công ty TNHH một thành viên Nông lâm nghiệp với thác Đăk Ne (nay gọi là Hồ
Đăk Ke).
Nhận xét&Bình luận