Tượng đức Mẹ Măng Đen
Tượng Đức mẹ có từ thời kháng chiến
chống Pháp, tượng mẹ do quân viển chinh pháp xây dựng không phải với mục đích
truyền đạo mà làm để cho lính viễn chinh cầu nguyện. Khi kháng chiến diễn ra,
theo chiến tranh tượng bị hủy hoại một phần và chôn vùi dưới đất. Năm 2004,
tượng được tìm thấy khi xây dựng công trình giao thông, được các tín đồ công
giáo phục chế và cầu nguyện.
Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon
Tum[1],
và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông (còn được viết là
"Công") thì đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành
Ánh tặng. Bức tượng này được linh mục Kông mang lên tiền đồn Măng Đen
bằng trực thăng (ngày nay vẫn còn dấu tích một
sân bay dã chiến rất rõ, cách vị trí tượng khoảng 2km). Tượng được dựng trên
một trụ đài đơn sơ như hiện nay vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam, tiền đồn Măng Đen bị
triệt bỏ, bức tượng cũng bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm.
Sau chiến
tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông
và không có cư dân sinh sống gần đó. Đầu thập niên 1980, do ảnh hưởng từ chính
sách Xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ Việt Nam, một số người dân sinh sống
tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này, nhưng không có sự quan
tâm đặc biệt nào.
Theo ghi nhận của linh mục Gioakim
Nguyễn Hoàng Sơn, ghi chép cuộc trao đổi với bà Đào Thị Hương, người được cho
là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn
nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không
rõ nguyên nhân.
Năm 2002, huyện Kon Plông mới
được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ
thành huyện Kon Plông mới
và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới
được đặt tại Măng Đen. Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo
dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2004, khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường khi thấy
bản thiết kế vô tình đi qua vị trí tượng này đã điều chỉnh tuyến đường để tránh
xâm hại đến bức tượng. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công giáo tên
Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay[3].
Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang
dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, không rõ vì sao
đôi tay không thể phục chế được, sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân
tượng, vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay. Theo linh mục
Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám mục Kon Tum cung
cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã “tìm được một phần bàn
tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ” ngày 28 tháng 12 năm 2006,
hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám mục Kon Tum. Có
lẽ đây chính là phần còn lại của đôi tay được phục chế.
Một nơi hành hương Công giáo:
Mãi đến cuối tháng 8 năm 2006, một
tín đồ Công giáo tên Lâm khi đi qua đây, vô tình
được nghe kể lại nên đã tìm đến xác nhận bức tượng và thông báo sự hiện hữu của
bức tượng cho Tòa Giám mục Kon Tum. Ngày 28 tháng 12 năm
2006, một phái đoàn tôn giáo do Giám mục Kon Tum Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã lên
viếng bức tượng. Một năm sau, ngày 9 tháng 12 năm
2007, Giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân
đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành
một nơi hành hương của các giáo dân vùng Tây Nguyên và
ngày 9 tháng 12 hàng năm trở thành ngày Ngày
Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kon Tum.
Nhận xét&Bình luận